Hệ thống bù công suất phản kháng, nâng hệ cos phi là một trong những hệ thống dường như bắt buộc đối với các công ty, xí nghiệp, các trạm tư nhân nếu không muốn bị EVN phạt tiền công suất phản kháng. Đó là nghĩa đen là mặt nổi mà đa số chúng ta hiểu như vậy. Tuy nhiên hôm nay Dịch vụ điện HM sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như hệ thống bù Cos này quan trọng như thế nào.
Vai trò của hệ thống bù Cos phi , công suất phản kháng
Việc lắp, trang bị hệ thống bù cos, bù công suất mục đích là giảm công suất phản kháng lấy từ lưới giúp cho động cơ, máy biến áp khi tiêu thụ công suất phản kháng không lấy từ lưới quá nhiều.
Ngoài ra khi bù cos phi sẽ giúp hệ số công suất đạt cao hơn nghĩa là hiệu suất sử dụng cao sẽ làm giảm đi tổn hao, giảm đi dòng điện tổn hao trên dây dẫn, và giảm đi tổng thất điện năng trên dây dẫn từ đó giúp tiết kiệm chi phí cũng như giúp cho thiết bị làm việc một cách hiệu quả nhất, tăng tuổi thọ thiết bị.
Khi nào nên lắp hệ thống bù cos phi, công suất phản kháng.
Khi nào cần lắp thì chắc chắn rằng nếu bạn nên quan tâm đến hệ thống điện của cơ quan, xí nghiệp của mình. Theo quy định của EVN thì cosφ thấp hơn 0.9 thì sẽ bị phạt tiền do tiêu thụ công suất phản kháng Q.
Vậy làm thế nào để biết cosφ thấp hơn 0.9 thì bạn cần lắp thiết bị đo cos power metter hoặc tính toán theo công thức; Cosφ=P/S
-
P: Công suất thực (Watt) của tải.
-
S: Công suất biểu kiến (VA) của tải (S = V * I, trong đó V là điện áp và I là dòng điện)
Kiểm tra hóa đơn tiền điện nếu trong hóa đơn tiền điện nếu bạn đang bị tính tiền Cosφ thì bạn đã có hệ số dưới 0.9.
Ngoài ra còn có thể dựa vào hệ thống tải bạn dùng mà biết được, đối với các xưởng, có nhiều thiết bị tải cảm như động cơ, máy biến áp, hoặc các thiết bị có cuộn dây các thiết bị này theo xu hướng tiêu thị công suất phản kháng.
Hệ thống bù cos phi gồm những phần tử nào.
Trong một hệ thống bù vô cùng đơn giản nó gồm các phần tử như: Tụ bù, Cb tổng, Contactor của từng tụ, Bộ điều khiển, một số tủ cao cấp thù gắn thêm hệ thông bảo vệ tủ, chì, mạch bảo vệ…
Đối với hệ thống bù cos thì quan trọng nhất là tụ bù và đồng hồ theo dõi giám sát điều khiển hệ thống khi có 02 thiết bị trên và contactor nữa là bạn hoàn toàn có thể bù cos theo hệ số đã cài đặt.
Ngoài ra còn có hệ thống lắp đặt bù cocs bằng tay có nghĩa là khi hệ thống trong nhà máy hoạt động người nhân viên vận hành sẽ theo dõi và nhấn nút để cho cos phi hợp lí theo mức yêu cầu tuy nhiên việc làm này kém hiệu quả.
Các tính hệ số cos phi của hệ thống
Giả sử bạn đang có một trạm biến áp và muốn bù cos phi để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định cũng như không bị EVN phạt tiền tiêu thụ công suất phản kháng thì đây là giải pháp bạn có thể tham khảo.
Đầu tiên bạn cần phải có thông số của trạm và giá trị cos phi muốn đạt được
Từ đó với tính ra hệ số công suất cần bù và tính toán ra số tụ bù và thiết bị sau đó tiến hành lắp trạm
Dưới đây là công thức tính ra công suất bù mà bạn muốn chỉ cần bạn có được các thông số cơ bản.
Đơn vị lắp trạm cos giá tốt uy tín tại Lâm Đồng
Hiện tại chúng tôi là dịch vụ điện HM chuyên thi công lắp đặt các trạm bù cos, công suất phản kháng của hệ thống điện tại khu Vực Lâm Đồng với đội ngũ kỹ sư tốt nghiệp từ các trường : ĐH Bách khoa, SP Kỹ thuật, và một số trường đại học uy tín khác tại Việt Nam.
Chúng tôi cam kết sẽ làm với giá tốt nhất và mang lại kết quả tốt nhất mà bạn đang mong muốn. Ngoài ra chúng tôi sẽ giúp các bạn tiết kiệm được tiền điện hàng tháng bằng cách giảm công suất phản kháng.
Liên hệ MR Tâm 0978164715 để được khảo sát tư vấn cụ thể.
Lời kết
Ngoài việc lắp trạm bù cos để nâng cao hệ số và bù công suất phản kháng vậy nên các trạm và hộ kinh doanh đang sử dụng điện sản lượng lớn và hàng tháng đang bị phạt tiền cos phi có thể cân nhắc lắp thêm hệ thống điện mặt trời vì hệ thống điện mặt trời cũng giúp nâng cao chất lượng điện năng.